Thứ Năm, 28 tháng 12, 2017

NGƯỜI TÙ LƯƠNG TÂM NGUYỄN NGỌC GIÀ


Nguyên Thch  - Cho dù là ở miền Bắc hay ở miền Nam thì những đứa con của cộng sản nòi, hiếm ai căm thù ĐCSVN và khinh khi Hồ Chí Minh, Phạm Văn Đồng, Trường Chinh, Lê Duẩn, Võ Nguyên Giáp... Nguyễn Văn Linh, Nguyễn Tấn Dũng, Phùng Quang Thanh, Nguyễn Phú Trọng... như Nguyễn Ngọc Già. Đó là những gì tôi cảm thấy kinh ngạc và kính phục, đồng thời thiết nghĩ anh cũng đáng mến phục có từ nhiều người khác.

Thứ Năm, 12 tháng 10, 2017

ĐÔI LỜI VỚI TẠ PHONG TẦN!

Ngô Thị Hồng Lâm
Thưa cộng đồng,
Tôi lấy chồng, tôi sống yên ổn núp bóng tùng quân. Năm 2008 khi chồng tôi qua đời thì tôi trở thành “dân oan” của nền tư pháp vỏ chuối Việt Nam. Người bạn của tôi dẫn tôi đến văn phòng của luật sư Lê Trần Luật hợp đồng bảo vệ quyền lợi cho tôi. Khi đó cô Tạ Phong Tần đang đầu quân ở văn phòng của luật sư này. Tạ Phong Tần được giao viết đơn cho tôi. Tôi quen cô Tần trong hoàn cảnh đó.

Thứ Ba, 27 tháng 6, 2017

QUỐC TẾ TIẾP TỤC LÊN TIẾNG VỀ VIỆC TÀ QUYỀN CSVN TƯỚC QUỐC TỊCH VÀ TRỤC XUẤT GIÁO SƯ PHẠM MINH HOÀNG


Tổ chức Phóng viên Không Biên giới vào ngày 26 tháng 6 bày tỏ thái độ bàng hoàng khi biết tin cựu tù chính trị- giảng viên Phạm Minh Hoàng bị nhà cầm quyền Hà Nội trục xuất khỏi quê mẹ hôm tối thứ bảy 24 tháng 6 vừa qua.

Thứ Bảy, 24 tháng 6, 2017

MẸ NẤM Vs CHẾ ĐỘ CỘNG SẢN VIỆT NAM

Năm Xích Lô Nguyên tuần nay người viết rất bận nên chỉ lướt qua Dân Làm Báo và thông tin tổng quát nhưng chẳng góp bình luận nào. Khi đọc nhiều bài nói về nhà cầm... (cầm gì đó là suy luận của độc giả, không phải của người viết) quyền đang lợi dụng cai trị để cưỡng bức tiếng nói đấu tranh ôn hòa cho dân chủ và tự do Nguyễn Ngọc Như Quỳnh tức Mẹ Nấm (MN) một cách tiểu nhân, nhục hèn và coi thường công luận quốc tế lẫn quyền công dân là hành động thú tính man rợ nên buộc lòng người viết có vài ý kiến.

ÂM MƯU TRIỆT HẠ UY TÍN BLOGGER MẸ NẤM - NGUYÊN NGỌC NHƯ QUỲNH



Nguyễn Tuyết Lan - Kính thưa Anh chị em, bà con, bạn bè trong và ngoài nước, đặc biệt là những người bạn của con tôi Nguyễn Ngọc Như Quỳnh, 
Tôi vừa nhận được thông tin rằng Công An Tỉnh Khánh Hòa loan truyền đoạn video clip có nội dung rằng: Nguyễn Ngọc Như Quỳnh đọc bản nhận tội và xin khoan hồng, đồng thời cam kết từ bỏ các hoạt động đấu tranh.

Thứ Sáu, 31 tháng 3, 2017

ĐƠN TỐ CÁO CỦA LINH MỤC NGUYỄN ĐÌNH THỤC VỀ CÁCH HÀNH XỬ CỦA CHÍNH QUYỀN TỈNH NGHỆ AN ĐỐI VỚI NGƯỜI DÂN KHỞI KIỆN CÔNG TY FORMOSA


"...Với tư cách là người hướng dẫn các nạn nhân tiến hành khởi kiện Công ty Formosa, đồng thời là nạn nhân trong vụ đàn áp tàn bạo của chính quyền tỉnh Nghệ An vào ngày 14 tháng 2 năm 2017 tại Diễn Châu, bằng văn bản này, tôi - Linh mục Gioan Baotixta Nguyễn Đình Thục, quản xứ Song Ngọc, xã Quỳnh Ngọc, huyện Quỳnh Lưu, tỉnh Nghệ An - cùng nhiều nạn nhân khác, theo đây: 

Chủ Nhật, 5 tháng 3, 2017

LỜI KÊU GỌI CỦA HỘI ĐỒNG LIÊN KẾT QUỐC NỘI HẢI NGOẠI VIỆT NAM

LỜI KÊU GỌI
Yểm Trợ Phong Trào Tranh Đấu Đòi Tự Do Tôn Giáo, Tự Do Dân Chủ,
Nhân Quyền, Đòi Công Lý Môi Trường Và Chống Bất Công Xã Hội
Nhận định rằng:

Thứ Ba, 28 tháng 2, 2017

TÂM TƯ TỔNG THỐNG NGUYỄN VĂN THIỆU

Ðây là một cuốn sách thứ ba của tiến sĩ Nguyễn Tiến Hưng, cuốn “Tâm tư Tổng Thống Thiệu.” Hai cuốn trước đó là “Hồ sơ mật Dinh Ðộc Lập” và “Khi đồng minh tháo chạy.” Tất cả những tác phẩm của ông đều rất đồ sộ với phần tổng hợp những chứng liệu đã được giải mật của Hoa Kỳ và bộ sưu tập của riêng ông.
Từng là Tổng Trưởng Kế Hoạch và Cố Vấn của Tổng Thống Nguyễn Văn Thiệu, cho nên những điều mà tiến sĩ Nguyễn Tiến Hưng viết ra trong tác phẩm của ông phải là những điều cần đọc và nên đọc. Ðiểm cần nhấn mạnh ở đây rằng lần này, có phần tâm tư của Tổng Thống Thiệu, một cựu lãnh đạo VNCH mà cho đến lúc qua đời, không có cuốn hồi ký nào hay để lại những bút tích về một giai đoạn chiến tranh nghiêm trọng liên hệ đến sự mất còn của miền Nam Việt Nam.

Thứ Bảy, 25 tháng 2, 2017

DÒNG HỌ NGÔ ĐÌNH ƯỚC MƠ CHƯA ĐẠT - PHẦN 1


Cựu Trung Tá Nguyễn Văn Minh - Trong lá thư gửi cho một chiến hữu đề ngày 22-9-1952, cuối thư có bài thơ tứ tuyệt trên đây, thủ bút của chí sĩ Ngô Đình Diệm. Chúng tôi xin dùng ba chữ cuối của câu 4 để đề tựa cho bài thơ.
KÍNH DÂNG HƯƠNG HỒN

Các vị Anh Hùng, Các Chiến Sĩ Mọi Cấp Ngành
Đã Hy Sinh Máu Xương Và Mạng Sống

Cho Nền Độc Lập, Tự Do, Dân Chủ, Nhân Quyền
Của Tổ Quốc Và Dân Tộc Việt Nam.

DÒNG HỌ NGÔ ĐÌNH ƯỚC MƠ CHƯA ĐẠT - PHẦN 2



Cựu Trung Tá Nguyễn Văn Minh - CHƯƠNG I I
BIẾN CỐ “CỜ PHẬT GIÁO”
1- TỔNG THỐNG NGÔ ĐÌNH DIỆM VỚI CÁC TÔN GIÁO
Ngay từ khi chủ nghĩa Cộng Sản, một chủ nghĩa chủ trương vô thần xuất hiện tại Việt Nam (1930), không chỉ riêng ông Ngô Đình Diệm, mà tất cả các anh em ông đều đã chú tâm đến việc nghiên cứu tìm một sách lược đối phó với chủ nghĩa vô cùng tai hại này. Họ quan niệm rõ ràng rằng. Niềm tin tôn giáo là sức mạnh vô địch trong cuộc chiến chống lại chủ thuyết vô thần nguy hiểm ấy.

DÒNG HỌ NGÔ ĐÌNH ƯỚC MƠ CHƯA ĐẠT - PHẦN 3


Cựu Trung Tá Nguyễn Văn Minh -TIỀN ĐẢO CHÁNH

  Cuộc đảo chánh ngày 1 tháng 11 năm 1963 xảy ra không phải là chuyện bất ngờ đối với các nhà lãnh đạo Đệ I Cộng Hòa. Chỉ mấy tháng sau khi Tổng Thống Kennedy lên cầm quyền, thấy rõ đường lối của ông, họ đã đoán biết những khó khăn sẽ xảy đến đối với họ.

DÒNG HỌ NGÔ ĐÌNH ƯỚC MƠ CHƯA ĐẠT - PHẦN CUỐI

Cựu Trung Tá Nguyễn Văn Minh - LÝ THUYẾT

Lý thuyết của Cần Lao Nhân Vị Cách Mạng Đảng là chủ nghĩa Nhân Vị Á Đông do ông Ngô Đình Nhu đề xướng. Cũng như tất cả các chủ nghĩa và học thuyết khác thường được ra đời do một hoàn cảnh lịch sử, chủ nghĩa Nhân Vị Á Đông được ra đời do sự đòi hỏi của hoàn cảnh lịch sử Việt Nam thời kỳ những năm 30-40.

HỒI KÝ THÁNG BA GÃY SÚNG CỦA CAO XUÂN HUY - PHẦN 1


Cao Xuân Huy - 1     2    3
Tựa
Tôi không phải là một nhà văn, mà tôi chỉ là một người lính, lính tác chiến đúng nghĩa của danh từ, và những điều tôi viết trong quyển sách này chỉ là một câu chuyện, câu chuyện thật một trăm phần trăm được kể lại bằng chữ. Tôi viết những điều mà những thằng lính chúng tôi đã trực tiếp tham dự nhưng không ai viết lại, trong khi nhiều người đã viết về những chuyện chiến trường thì hình như chẳng có ai dự.

TRẦN ĐĨNH VÀ ĐÈN CÙ


Nguyễn Văn Trần  - Đến nay, những người cộng sản ở Hà Nội viết về chế độ của họ và những người lãnh đạo chế độ ấy vẫn còn quá ít ỏi. Mỗi người phơi bày những điều họ nghe thấy hoặc chứng nghiệm khi họ là nạn nhân của chế độ. Nghe, thấy và chứng nghiệm thường bị giới hạn nên những điều được tiết lộ vẫn còn là một phần cực nhỏ của một bộ máy kìm kẹp, gian ác khổng lồ bao trùm kín mít toàn xa hội từ hơn nửa thế kỷ nay.

ĐÈN CÙ CỦA TRẦN ĐĨNH - PHẦN 1

1     2     3     4     5    6    7    8
CHƯƠNG 1
Tôi đến ATêKa, an toàn khu (ATK) để làm báo Sự Thật đầu 1949.
ATêKa, an toàn khu là gì? Là căn cứ địa đầu não của Đảng cộng sản Đông Dương và chính phủ Việt Nam Dân Chủ Cộng Hoà, nằm ở chân hai con đèo tên Re và So của dãy Núi Hồng chia đôi hai huyện Định Hoá tỉnh Thái Nguyên và Sơn Dương, tỉnh Tuyên Quang.
Còn Sự Thật?

ĐÈN CÙ CỦA TRẦN ĐĨNH - PHẦN 2

1     2     3     4     5    6    7    8
CHƯƠNG 6
Cùng thời gian bao vây Điện Biên Phủ, Trung ương mở lớp tổng kết cải cách ruộng đất ở sáu xã thí điểm tại huyện Đại Từ sát nách An toàn khu, do Hoàng Quốc Việt chỉ đạo. Sau tổng kết sẽ triển khai chính thức đợt 1 cải cách ruộng đất. Tôi đã dự.
Từ Điện Biên Phủ, Thép Mới viết cho tôi: “Mày ở đầu trận tuyến chống phong kiến, tao ở đầu trận tuyến chống đế quốc, cố lên hả!”. Hảo hớn, phơi phới.

ĐÈN CÙ CỦA TRẦN ĐĨNH - PHẦN 3

1     2     3     4     5    6    7    8
CHƯƠNG 13
Thép Mới đón ở ga. Xích lô chở cái thùng gỗ thông đựng sách Tàu ngất ngưởng và tôi. Thép Mới đạp xe bên cạnh. Lên gác gặp ngay tổng biên tập. Câu đầu tiên Hoàng Tùng hỏi:
- Mao xếnh xáng thu về được hết âm binh chưa? Có trắng tay chuyến này không?
Ở trong nước Mao Trạch Đông đang là “chàng cả lố”. Chế giễu ông ta là bằng chứng của người Mác-xít, Lê-ni-nít. Tôi thì không chế, nhưng sau vụ chống phái hữu, tôi chẳng còn mặn mà với ông.

ĐÈN CÙ CỦA TRẦN ĐĨNH - PHẦN 4

1     2     3     4     5    6    7    8
CHƯƠNG 21
 Rồi chúng tôi thở phào. Cụ Hồ đã lên tiếng. Có lẽ là tháng 4 hay 5 năm 1963. Bài báo của Cụ đăng trang nhất báo Nhân Dân. Ký tên Nguyễn Thanh Long. Ở đúng chỗ sau này đăng bài Nguyễn Chí Thanh chất vấn dân tộc “sao phải ăn bún?”
Nói rõ Đảng ta phải biết ơn ba đảng cộng sản Pháp, Liên Xô và Trung Quốc. Vậy là Cụ công khai phản đối Mao. Đám xét lại rất mừng. Cụ Hồ nhất đinh phải là thích cộng sản văn minh hơn rồi. Chúng tôi hy vọng Cụ ngăn được Đảng ngả theo Bắc Kinh. Không tán thành Mao chống xét lại để bảo vệ chủ nghĩa, Cụ đã nói có nên vì đuổi một con chuột (xét lại) mà đang tâm ném vỡ một cái bình quý không?

ĐÈN CÙ CỦA TRẦN ĐĨNH - PHẦN 5

1     2     3     4     5    6    7    8
CHƯƠNG 27
 Đi từ nửa đêm ở Chợ Đồn Con, Phú Bình, Thái Nguyên, chỗ vợ con sơ tán, mờ sáng ngày 28 tháng 7 năm 1967, qua phà Đông Xuyên sông Hồng, tôi đến ngay báo Nhân Dân. Rất sốt ruột. Muốn gặp Châu. Muốn xem anh đã bình thường lại chưa. Mấy hôm trước tôi rủ anh xem “Chiến tranh và Hoà bình”, phim Liên Xô chiếu nội bộ ở Viện bảo tàng cách mạng. Ghét Liên Xô, ghét “hoà bình”, người xem chửi cả cụ Lev Tolstoi, “Sao cái bọn này chúng nó sợ chiến tranh đến thế chứ nhỉ, lại đem chiến tranh ra doạ ta nữa”. Nhưng Châu rất đăm chiêu, không để ý tới những cái đó. Lát sau thấy vẻ anh vẫn nghĩ ngợi, bồn chồn, tôi hỏi có chuyện gì thì anh nói có chuyện hơi lôi thôi, anh vừa bị mất mấy đoạn trích biên bản hội đàm mới đây của Đảng cộng sản Trung Quốc và Việt Nam. Mất kèm cả cái quần lụa của vợ.

ĐÈN CÙ CỦA TRẦN ĐĨNH - PHẦN 6

1     2     3     4     5    6    7    8
CHƯƠNG 34
  Xong hạn cải tạo lao động, tôi về lại Ban nông nghiệp báo.
Dưới gốc đa, Phan Quang, mới lên trưởng ban sau cuộc đánh phá xét lại và chuyến đi Bắc Kinh xức dầu thánh; Hữu Thọ hay “lính dù Kong Le” (chỗ nào đảng uỷ cần đánh dẹp thì phái anh ta đến) một nhát nhảy mấy bậc lên ghế phó trưởng ban dưới Phan Quang, phổ biến ba quyết định của Ban biên tập và đảng uỷ về tôi:

ĐÈN CÙ CỦA TRẦN ĐĨNH - PHẦN 7

1     2     3     4     5    6    7    8
CHƯƠNG 38
   1975. Tháng 4. Đại thắng mùa xuân. Như tên hồi ký Văn Tiến Dũng viết. Và cho tướng Giáp ra rìa đại tiệc. Báo Nhân Dân dành hai trang đăng bài Bùi Tín tường thuật “giải phóng Sài Gòn”. Xem đến đoạn Bùi Tín vào Dinh Độc Lập mở tủ lạnh xem “chúng nó” ăn những gì, tôi không đọc nữa. Kiểm kê sự ăn uống của tư sản, địa chủ vốn nằm quen thuộc trong cẩm nang phát động quần chúng căm thù bọn bóc lột. Tức là bấm vào cái huyệt ghen ăn tức ở. Mở trí khôn cho quần chúng ở cái điểm này mới quý đây!

ĐÈN CÙ CỦA TRẦN ĐĨNH - PHẦN CUỐI

1     2     3     4     5    6    7    8
CHƯƠNG 41
Tin vượt thời gian gần hai chục năm nói đến một việc xảy ra năm 1995 vang dội một dạo ở ngay lãnh đạo cao nhất của Đảng. Vang dội vì đó là tiếng kêu hy vọng đầu tiên mong đưa được ông thần Công lý ra mắt ở trong cái đảng bất chấp sự thật, lẽ phải, pháp lý nhưng lại tự nhận là đạo đức, văn minh này. Một “cuộc đại náo thiên cung” như tôi gọi như thế với nhân vật chính của nó.

TÀI LIỆU LỊCH SỬ: CÁI CHẾT CỦA TỔNG THỐNG NGÔ ĐÌNH DIỆM VÀ NỀN ĐỆ NHẤT VIỆT NAM CỘNG HÒA


Hồi 4:30 chiều thứ sáu, mùng 1/11/1963, nghĩa là khoảng 3 giờ sau khi tiếng súng đảo chánh bắt đầu nổ, TT Diệm gọi điện thoại cho đại sứ Lodge. Và đây là nôị dung cuộc nói chuyện lần cuôí cùng giữa vị Tổng Thống Đệ Nhất Cộng Hòa Việt Nam vơí viên đại sứ Mỹ.

HỒI KÝ CỦA CỐ ĐẠI TÁ NGUYỄN HỮU DUỆ, MỘT PHẬT TỬ THUẦN THÀNH, VỀ GIA ĐÌNH NHÀ NGÔ


Nguyễn Hữu Duệ - Ông Ngô Đình Diệm và Ngô Đình Nhu đã bị hạ sát vì chống lại việc Hoa Kỳ muốn can thiệp trực tiếp vào miền Nam Việt Nam.

TIẾC THƯƠNG NGÔ TỔNG THỐNG


Luật Sư LÊ CÔNG ĐỊNH - Lúc thiếu thời đi học, nhắc đến cố Tổng thống Việt Nam Cộng Hòa Ngô Đình Diệm và Nguyễn Văn Thiệu, đa số thầy cô dưới mái trường XHCN của tôi đều gọi là “thằng Diệm” và “thằng Thiệu”. Về nhà tôi kể lại cho ba mẹ nghe. Ông bà nghiêm nghị cấm tôi không nên bắt chước thầy cô, vì như thế là vô lễ và bất kính đối với các bậc tiền nhân. Sau này, trưởng thành, có dịp đi làm việc ngang vùng Ninh Thuận, một đồng nghiệp lớn hơn tôi vài tuổi hỏi: “Nghe nói vùng này là quê hương của thằng Thiệu?”

Thứ Sáu, 24 tháng 2, 2017

DƯƠNG THU HƯƠNG -NHỮNG THIÊN ĐƯỜNG MÙ - PHẦN 1

CHƯƠNG 1
Chín giờ sáng, bà Vêra đưa cho tôi bức điện: “Cậu ốm nặng, Hằng tới ngay.”
Sau khi quan sát gương mặt tôi, bà bảo:
- Tội nghiệp cho mày. Mày là 1 con bé thiếu may mắn.
Nói xong, lắc mái đầu đồ sộ, bà quay đi. Mùi nước hoa rẻ tiền tạt lại, vương trong không gian, như 1 thứ nhựa loãng dính vào các bức tường vôi đã tróc lở. Tôi mặc đồ ngủ, đứng co ro nhìn tấm thân phì nhiêu của người đàn bà gác dan, đầu óc rối tung. Chính tôi, tôi cũng đang ốm. Những trận viêm phế quản liên miên vừa qua khiến 2 vai tôi còng xuống như lão già nghiện nặng. Ngực lép dẹt, không chiếc áo lót nào còn mặc vừa. Khu cư xá chỉ có vài mống đàn ông, toàn thứ đồ cổ. Vậy mà đi qua mặt tôi, họ cũng không buồn đưa mắt liếc qua. Trong số 800 rúp dành dụm được, tôi đã tiêu hết 450 tiền thuốc men và thứ ăn bồi dưỡng. Tôi dự định tiêu thêm 50 rúp nữa khoản đó, cho đủ sức đi làm. Vậy mà, đúng lúc bức điện trời đánh kia giáng xuống.

DƯƠNG THU HƯƠNG -NHỮNG THIÊN ĐƯỜNG MÙ - PHẦN 3

CHƯƠNG 9
Mùa xuân qua rất nhanh. Rồi mùa hè. Cậu Chính tôi không đến nữa. Mẹ tôi không còn buồn khổ như hồi đầu tiên, khi bị cậu hất hủi. Tôi học khá, mỗi tháng 1 lần tôi viết thư cho cô Tâm báo cáo việc học hành. Từ nay, tôi là con người khác, tôi có guồng máy khác thống trị. Đó là vinh quang của dòng họ Trần, của ông tôi, của bố tôi. Và tất cả được giao lãnh cho cô Tâm. Thư tôi gửi cho cô chỉ vài dòng. Thư cô trả lời đặc 4 trang giấy. Phần đối thoại với cuộc đời bị ngắt quãng cô dồn cả về cho tôi. Cô kể cho tôi nghe đủ thứ chuyện: Nào là đêm rằm tháng trước cô tới chùa Pheo, nghe sư ông tunïg kinh cả đêâm, về nhà nhẹ lâng lâng như được uống thuốc cải lão hoàn đồnn. Nào là trong vườn cam, còn sót lại 1 gốc ổi, sát bờ dậu. Vừa rồi gốc ổi ấy bỗng bị mối đùn to như đống rơm, khiến người làng xôn xao bàn tán. Cô đã đi xem bói và ông thày mù bảo đó là điềm báo trước họ Trần sắp phát quí, phát phú. Ngôi sao ứng nghiệm lại là Thái âm nên người thành đạt là phụ nữ. Nào mùa cam năm nay, cô bán được 6000 quả, còn lại dăm trăm quả cô vùi cát nhờ người chuyển dần lên Hà Nội cho tôi ăn... Thư nào cũng có lời dặn dò, khích lệ.

CHUYỆN NHÂN TƯỚNG HỌC VÀ KHẢ NĂNG XEM NHÂN TƯỚNG THẬT DIỆU KỲ CỦA CỤ NGÔ DIỄN HÙNG

GIỚI THIỆU
Để mở đầu thư, tôi xin phép được kể lại một vài mẩu chuyện khá kỳ lạ mà tôi thấy không sao giải thích được.
Hôm 29 tháng 7, 1981, tôi và nhà tôi làm một bữa tiệc nho nhỏ, mời bạn bè đến uống rượu chơi cho vui. Tình cờ hôm ấy lại đúng vào ngày diễn ra cuộc hôn lễ giữa công nương Diana và thái tử Charles của hoàng gia Anh. Đám cưới vương giả này được cử hành với đầy đủ nghi thức cổ truyền hết sức long trọng, và được hơn 750 triệu người trên khắp thế giới theo dõi qua các đài truyền hình quốc tế.

NHÂN TƯỚNG VÀ THẦN TƯỚNG: NHỮNG CÂU CHUYỆN CỦA MỘT SỐ NGƯỜI ĐÃ ĐƯỢC CỤ NGÔ HÙNG DIỄN XEM TƯỚNG

LỜI MỞ ĐẦU
Ông Trương Đình Giần và bà Ngô Thị Dẫn, con rể và con gái cụ Ngô Hùng Diễn, ông Trần Quang Duật, người đã được Cụ chỉ bảo để tránh được nhiều hoạn nạn, ông Trần Xuân Kính, người đã được Cụ chỉ cách để tránh họa chết, Kỹ sư Bửu Hạp, người quen Cụ trong gần 15 năm và đã được Cụ chỉ dẫn để cá nhân ông và gia đình được thành công, hạnh phúc và bình an, ông Trần Văn Hài, một người bạn thân của Cụ trong suốt mấy chục năm và nhiều thân hữu khác nữa đã cung cấp cho tác giả những câu chuyện về những người đã được Cụ Ngô Hùng Diễn xem trải qua một khoảng thời gian gần năm chục năm từ ngày Cụ còn trẻ.

Thứ Năm, 23 tháng 2, 2017

TIẾN TRÌNH ĐÀM PHÁN BÍ MẬT THÀNH ĐÔ 1990 - KỲ 3

Huỳnh Tâm  - Nguyễn Cơ Thạch: "Một thời kỳ Bắc thuộc rất nguy hiểm đã bắt đầu!".
Giang Trạch Dân cần một bản văn kiện đàm phán bí mật, đề nghị Nguyễn Văn Linh cùng ký vào "Kỷ yếu", Trung Cộng đã có chủ ý bày ra một âm mưu sâu xa, Nguyễn Văn Linh không nề hà việc bán nước này, ông rất vui vẻ xắn tay áo đóng ký, Từ đó Thành Đô Tứ Xuyên chính thức chào đời bản lịch sử "Kỷ yếu Thành Đô 1990", Nội dung chuyên chở toàn bộ lộ trình Việt Nam đi về hướng bành trướng Đại lục.

Buổi chiều trước khi đoàn Việt Nam rời Thành Đô, Giang Trạch Dân, Lý Bằng, Hoài Nam Tử (Qi), Chu Sơn Thanh (Chu Shanqing), Tằng (Zeng)... hát bài ly ca, tạm biệt Nguyễn Văn Linh, Đỗ Mười, Phạm Văn Đồng và đoàn tùy tùng về đất dung thân chư hầu.

TIẾN TRÌNH ĐÀM PHÁN BÍ MẬT THÀNH ĐÔ 1990 (KỲ 1)

Huỳnh Tâm - LTG: Chúng tôi đang tổng hợp tài liệu viết "Hồ Chí Minh, một gián điệp hoàn hảo". Bỗng dưng bức xúc trước lời gọi "Chúng Tôi Muốn Biết" về tình hình của đất nước, cho nên mạn phép vào ngã rẽ đất nước đang điêu linh để viết loạt bài "Tiến trình đàm phán bí mật Thành Đô 1990", loan tải trên mạng Dân Làm Báo, hầu gửi đến toàn thể công luận và đảng viên Cộng sản để cùng nhau biết về sự thật sau lưng của những kẻ phản quốc, bán nước Việt Nam cho Trung Quốc. Nội dung tài liệu này đã đối chiếu rất trung thực từ trong ngăn kéo của BCT/TW đảng Cộng sản Trung Quốc và Việt Nam.

TÀU TRƯỜNG XUÂN CHUYẾN HẢI HÀNH ĐỊNH MỆNH CỦA MỘT CON TÀU NỔI TIẾNG TRONG NGÀY MẤT NƯỚC


TRƯỜNG XUÂN - TRƯỜNG XUÂN
 Giao Chỉ - San Jose
Tháng 4 năm 1975-Saigon
Một con tàu ngơ ngác ra khơi  
Một thuyền trưởng tuyệt vọng
Gần 4 ngàn hành khách của định mệnh
Cuộc hành trình không bờ bến
Vỏn vẹn 3 ngày hải hành trôi nổi
Hai người tự tử thủy táng
Hai đứa trẻ ra đời
Con tàu kéo Song An, cứu tinh số 1
Thương thuyền nhân đạo Đan Mạch, cứu tinh số 2
Sau cùng, tàu Trường Xuân không chìm được kéo về Hồng Kông với thi hài của người khách cuối cùng: Đại tá Wong A Sáng, sư đoàn 5 bộ binh
Câu chuyện 40 năm trước được kể lại vào dịp ghi dấu 40 năm sau (1975-2015 ).

Thứ Tư, 22 tháng 2, 2017

LỜI PHÂN TRẦN CỦA "HÀNG" TƯỚNG DƯƠNG VĂN MINH

Biến cố 30 tháng 4 năm 1975 đã trôi qua được trên 31 năm.  Thường thì thời gian là yếu tố xóa nhòa mọi nỗi đau của quá khứ, nhưng đối với đa số người miền Nam, vết đau 30 tháng 4 còn tươi rói vì những đau đớn, mất mát xảy ra cho họ và gia đình do Cộng sản gây ra sau ngày 30 tháng 4.

TỔNG BÍ THƯ ĐỒ TỂ LÊ DUẨN ĐÃ RA TAY SÁT HẠI CON GÁI LÊ VŨ ANH NHƯ THẾ NÀO?

Phó Giáo Sư, Tiến Sỹ NGUYỄN VĂN ĐỆ, Hiệu Trưởng Đại Học Đồng Tháp Chuyển Tin -: Ông Lê Duẩn có không chỉ một người con gái, tất nhiên rồi. Nhưng câu chuyện dưới đây về cô con gái Lê Vũ Anh, con của bà Bẩy Vân, ngươi vợ thứ 2 của ông Lê Duẩn. Cái tên của cô từng được nhắc đến rất nhiều trong giới lưu học sinh tại Đông Âu những năm 1970- 1980 của thế kỉ trước. Không chỉ vì cô là con gái của vị TBT quyền lực mà còn vì cô là ‘vị cứu tinh’ của những thế hệ sinh viên cùng thời.