Thứ Hai, 3 tháng 2, 2014

NGƯỜI VIỆT THỜI CỘNG SẢN CAO QUÝ HAY XẤU XA ĐỐN MẠT?


Nguyễn Thu Trâm, 8406
Có lẽ vì cái thói tục “tốt đẹp khoe ra, xấu xa đậy lại” được lưu truyền qua nhiều đời trong văn hóa Việt Nam đã trở nên một rào cản vô hình cho các nhà hoạt động văn hóa Việt Nam, như một cấm chỉ, họ không được phép nêu lên cái xấu, cái ác, cái ô nhục, cái mặt trái thô kệch, gớm ghiếc của người Việt, mà chỉ được tô hồng, chỉ được ngợi ca những cái tốt cái đẹp vốn dĩ quá ít ỏi, hiếm hoi trong xã hội, cũng như trong đời sống thường nhật của người Việt, đến nổi nhiều người Việt vẫn cứ lầm tưởng rằng người Việt là cao quý.
Sự thật lại vô cùng đáng buồn, ấy là so với các dân tộc láng giềng, vốn từng bị người Việt coi là mọi rợ, thì thực ra người Việt mình còn man di mọi rợ, còn đốn mạt hơn  nhiều. Nếu cứ mãi che đậy cái xấu, cái ác, cái ô nhục trong nhiều sinh hoạt đời sống thường nhật của người Việt mình, thì e rằng đến cả  ngàn đời sau đất nước, con người Việt Nam vẫn chưa thể nào theo kịp thế giới bên ngoài.

Xin tạm bỏ qua những tệ nạn như trộm cắp, cướp của giết người, hãm hiếp, lừa bán bè bạn, đồng bào qua biên giới, vào các nhà chứa… hay những vụ việc bức cung ép cung để xét xử oan sai cho người vô tôi, để đưa họ vào chốn tù đầy lao lý nhằm lập thành tích dâng bác, dâng đảng… rồi chối bỏ trách nhiệm của các quan chức, các cơ quan điều tra… Mà chỉ xin đề cập đến một  vấn đề nhỏ, mới vừa xãy ra trong mấy ngày đầu tháng 12 này: Ấy là việc hàng trăm người dân ở Biên Hòa, Đồng Nai đổ xô đến hôi của, đến cướp cạn giữa thanh thiên bạch nhật, khi một xe chở bia gặp nạn và hơn 1.000 két bia rơi vãi ra đường vào ngày 04 tháng 12 vừa qua. Sao không cứu giúp cho người gặp nạn, mà lại “thừa nước đục thả câu”? Sao lại mừng vui hớn hở trên sự đau thương của đồng bào mình đang lâm nạn? Trong số những nam thanh, nữ tú tham gia hôi của, hăng hái cướp bia của nạn nhân vụ tai nạn giao thông đó có bao nhiêu người đã từng tự nhận mình là con Phật? Bao nhiêu người đã từng tự nhận mình là con Thiên Chúa? Bao nhiêu người đã từng ăn chay vào những ngày sóc vọng? Bao nhiều người từng lên chùa lễ Phật? Bao nhiêu người từng đến các Thánh đường để xem lễ vào những ngày Chúa Nhật? Bao nhiêu người từng đến các điểm nhóm, để thờ phượng, để nghe lời Chúa vào mỗi ngày Sa Bát? Và bao nhiêu người là đội viên, là đoàn viên, là đảng viên đảng cộng sản, là con dân của “bác và đảng”?

Hình ảnh đất nước Philippines hoang tàn sau trận cuồng phong Hải Yến vừa qua, và hình ảnh hàng triệu người trên thế giới chung tay góp sức để cứu trợ cho dân tộc Phi khắc phục hậu quả của thiên tai và hình ảnh hàng trăm người Việt Nam hôi của, cướp bia của đồng bào mình đang lâm nạn đang nói lên điều gì?

“Nhiễu điều phủ lấy giá gương, người trong một nước phải thương nhau cùng” là như thế này chăng?

Bởi ai? Do đâu mà người Việt chúng ta bị biến thái để ngày càng trở nên xấu xa, gian ác và đốn mạt đến thế này?
 










 


 Nguyễn Thu Trâm, 8406

NGHIÊNG MÌNH THÁN PHỤC NGƯỜI DÂN XỨ PHÙ TANG!

japan-businessmen-bow-1.jpg
Cái nghiêng mình quen thuộc khi người Nhật chào khách.
Cúi nhưng không thấp
Người Nhật có thói quen gập hơn nửa người cúi chào khách. 

Ở đất nước mặt trời mọc, hình ảnh nghiêng gập người cúi chào thể hiện cả một nền văn hóa Nhật Bản: Cúi nhưng không hạ mình. Sự nhún nhường chỉ làm tăng thêm sự nể trọng của người đối diện.
Trên các chuyến bay của hãng hàng không Japan Airlines, nụ cười luôn nở trên môi các tiếp viên. Họ sẵn sàng ngồi, chính xác là “quỳ xuống”, giúp khách sửa tư thế của đôi chân tê mỏi.
Họ niềm nở, vui vẻ tiếp nhận yêu cầu của hành khách khó tính nhất. Không phải phẩm chất máy bay khiến hành khách hài lòng mà chính cách phục vụ của tiếp viên khiến mọi người nghĩ tốt về người Nhật. Chỉ vài phút khởi hành trễ, toàn bộ nhân viên phục vụ mặt đất và tiếp viên, phi công dàn thành hàng ngang, cúi rạp người xin lỗi khách.
Họ thật sự đã thành công khi để lại ấn tượng sâu sắc về một nước Nhật vô cùng hiếu khách và nghệ thuật giao tiếp tuyệt vời. 
japan-stewardess-2.jpg
Trung thực
Ở Nhật, bạn khó có cơ hội bắt taxi để đi một cuốc đường dài. Vì sao? Các tài xế sẽ tự chở bạn thẳng đến nhà ga tàu điện ngầm, kèm lời hướng dẫn “Hãy đi tàu điện ngầm cho rẻ”.
Sự trung thực của người Nhật in đậm nét ở những “mini shop không người bán” tại Osaka. 
Cua-hang-Nhat-khong-nguoi-ban.jpg

Hệ thống tự tinh tiền tại siêu thị Nhật, người mua tự phục vụ, tự scan mã vạch, tự trả tiền.
Nhiều vùng ở Nhật không có nông dân. Ban ngày họ vẫn đến công sở, ngoài giờ làm họ trồng trọt thêm. Sau khi thu hoạch, họ đóng gói sản phẩm, dán giá và để thùng tiền bên cạnh cho người mua cứ theo giá niêm yết mà tự bỏ tiền vào thùng. Cuối ngày, trên đường đi làm về, họ ghé đem thùng tiền về nhà. Nhẹ nhàng và đơn giản.
Các con đường mua sắm, các đại siêu thị ở Hokkaido, Sapporo hay Osaka… cũng không nơi nào bạn phải gửi giỏ/túi xách. Quầy thanh toán cũng không đặt ngay cổng ra vào. Người Nhật tự hào khẳng định động từ “ăn cắp vặt” gần như đã biến mất trong từ điển.
Nếu bạn đến Nhật, toàn bộ các cửa hàng sẽ tự động trừ thuế, giảm 5 – 10% khi biết bạn là khách nước ngoài. 
japan-shoppers-4.jpgKhông cần gửi giỏ xách khi đi siêu thị

No noise” – không ồn
Nguyên tắc không gây tiếng ồn được áp dụng triệt để tại Nhật. Tất cả đường cao tốc đều phải xây dựng hàng rào cách âm, để nhà dân không bị ảnh hưởng bởi xe lưu thông trên đường. Osaka bỏ ra 18 tỷ USD xây hẳn một hòn đảo nhân tạo để làm phi trường rộng hơn 500ha ngay trên biển. Lý do đơn giản chỉ vì “người dân không chịu nổi tiếng ồn khi máy bay lên xuống”. 
Phi trường quốc tế Kansai được xây dựng trên hòn đảo nhân tạo, cách xa khu dân cư.
Tại các cửa hàng mua sắm, dù đang vào mùa quảng cáo, cũng không một cửa hàng nào được đặt máy phát ra tiếng. Tuyệt đối không được bật nhạc làm ồn sang cửa hàng bên cạnh. Muốn quảng cáo và thu hút thì cách duy nhất là thuê một nhân viên dùng loa tay, quảng cáo với từng khách.
Nhân bản 
Vì sao trên những cánh đồng ở Nhật luôn còn một góc nguyên, không thu hoạch? Không ai bảo ai, những nông dân Nhật không bao giờ gặt hái toàn bộ nông sản mà họ luôn “để phần” 5-10% sản lượng cho các loài chim, thú trong tự nhiên.

Bình đẳng.
Mọi đứa trẻ đều được dạy về sự bình đẳng.
Để không có tình trạng phân biệt giàu nghèo ngay từ nhỏ, mọi trẻ em đều được khuyến khích đi bộ đến trường. Nếu nhà xa thì xe đưa đón của trường là chọn lựa duy nhất. Các trường không chấp nhận cho phụ huynh đưa con đến lớp bằng xe hơi. 
Children-walk-on-way-back-7.jpg
Bình đẳng là điều đầu tiên các em học được ở trường.
Việc mặc đồng phục vest đen từ người quét đường đến tất cả nhân viên, công chức cho thấy một nước Nhật không khoảng cách. Những ngày tuyết phủ trắng nước Nhật, từ trên cao nhìn xuống, những công dân Nhật như những chấm đen nhỏ di chuyển nhanh trên đường. Tất cả họ là một nước Nhật chung ý chí, chung tinh thần lao động.
Văn hóa xếp hàng thấm đẫm vào nếp sinh hoạt hàng ngày của người Nhật. Không có bất cứ sự ưu tiên nào. Sẽ không có gì ngạc nhiên nếu một ngày bạn thấy người xếp hàng ngay sau lưng mình chính là Thủ tướng.

Ở Nhật, nội trợ là một nghề. Hàng tháng chính phủ tự trích lương của chồng đóng thuế cho vợ. Do đó, người phụ nữ ở nhà làm nội trợ nhưng vẫn được hưởng các chế độ y như một người đi làm. Về già vẫn hưởng đầy đủ lương hưu. 
kabei_our_mother-8.jpg
Độc đáo hơn nữa là nhiều công ty áp dụng chính sách, lương của chồng sẽ vào thẳng tài khoản của vợ. Vai trò của người phụ nữ trong gia đình vì thế luôn được đề cao, tôn trọng.

Ở đất nước mặt trời mọc, mọi người hiểu sâu sắc lý do khiến nước Nhật tan hoang sau chiến tranh thế giới thứ 2, bật dậy mạnh mẽ trở thành cường quốc khiến cả thế giới phải nghiêng mình.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét